Lạm phát là gì? nguyên nhân, tác động và cách để soát lạm phát!
19/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng lạm phát? Nó có tác động như thế nào tới kinh tế? Cách để kiểm soát lạm phát là gì? Để làm rõ những vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Lạm phát là gì?
Lạm phát chính là sự gia tăng mức giá một cách liên tục của dịch vụ/ hàng hóa theo khoảng thời gian nhất định và khiến cho loại tiền tệ nào đó mất giá trị hơn so với trước.
Khi mức giá chung tăng cao thì cùng một đơn vị tiền tệ nhưng sẽ mua được ít dịch vụ/hàng hóa trước đó. Cho nên lạm phát còn phản ánh trực tiếp sự suy giảm về sức mua của đồng tiền.
Hiện nay, lạm phát bao gồm 3 mức độ:
- Tự nhiên: từ 0 – dưới 10%.
- Phi mã: từ 10% – dưới 1000%.
- Siêu lạm phát: > 1000%.
Tuy nhiên trên thực tế, các quốc gia ngày nay luôn kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Đây được coi là con số lý tưởng.
Lạm phát là sự gia tăng mức giá liên tục của dịch vụ/ hàng hóa trong thời gian nhất định, khiến loại tiền tệ nào đó mất giá trị hơn so với trước
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát
Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát là gì? Có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây mà một số nguyên nhân cụ thể:
Lạm phát xảy ra do cầu kéo
Cầu kéo chính là hiện tượng nhu cầu về việc dùng loại mặt hàng nào đó tăng lên khiến cho giá cả cũng tăng theo, đồng thời giá của nhiều loại hàng hóa/dịch vụ khác cũng tăng.
Ví dụ: Trong mùa dịch Covid-19, nhu cầu mua dung dịch rửa tay, khẩu trang tăng đã khiến giá của mặt hàng này tăng lên nhanh chóng. Theo đó, giá của thực phẩm hàng ngày cũng tăng theo và đã dẫn tới tình trạng lạm phát.
Do chi phí đẩy
Chi phí đẩy là những vấn đề chi tiêu của công ty, doanh nghiệp như đầu tư vào máy móc, đóng thuế, trả tiền lương cho nhân viên,….
Giá của các yếu tố tăng lên dẫn tới tổng chi phí của công ty tăng. Lúc này doanh nghiệp sẽ phải tăng giá những mặt hàng của mình để đảm bảo lợi nhuận.Tuy nhiên điều này đã dẫn tới mức giá chung của những mặt hàng trong nền kinh tế cũng tăng lên.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát
Lạm phát do cơ cấu
Trong nhóm ngành kinh tế hoạt động không hiệu quả thì công ty vẫn phải tăng lương cho người lao động bởi xu thế của thị trường là tăng tiền công. Đi cùng việc này, doanh nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm để bảo đảm lợi nhuận cho nên đã dẫn tới phát sinh lạm phát.
Cầu thay đổi dẫn tới tình trạng lạm phát
Thị trường ổn định là cung tương đương với cầu. Lạm phát có thể xuất hiện bởi cầu thay đổi khi thị trường xuất hiện mặt hàng chỉ có giá tăng nhưng không giảm. Cụ thể nhu cầu về mặt hàng đó giảm nhưng vẫn không hề có dấu hiệu giảm giá còn mặt hàng khác lại tăng giá khiến giá chung tăng.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì quá trình lạm phát xảy ra còn do xuất khẩu, nhập khẩu hay việc lạm phát tiền tệ,…
Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế
Lạm phát có nhiều tác động tới nền kinh tế của đất nước theo nhiều mặt. Cụ thể bao gồm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Cụ thể:
- Tác động tiêu cực: Tạo sự gia tăng chi phí cơ hội khi tích trữ tiền. Sự không chắc chắn về lạm phát trong tương lai có thể sẽ ngăn cản những quyết định đầu tư, tiết kiệm. Nếu như lạm phát tăng trưởng đủ nhanh cùng sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến cho người tiêu dùng lo lắng tới giá cả tăng trong thời gian tới.
Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế
- Tác động tích cực: Trong vài trường hợp có thể sẽ làm tỷ lệ thất nghiệp giảm đi dựa vào giá cả cứng nhắc.
Tuy nhiên tác động tích cực không không nhiều, chủ yếu là tiêu cực. Chính vì thế chính phủ của các nước đã tìm kiếm những cách để khắc phục lạm phép trong mức độ cho phép. Đó là cách gì? Đọc ngay phần tiếp theo để biến bạn nhé.
Làm thế nào để kiểm soát được lạm phát?
Có rất nhiều phương pháp đã và đang được dùng để kiểm soát lạm phát. Chúng ta có thể kể tới như:
- Giảm lượng tiền giấy lưu thông để có thể giảm bớt được lượng nhàn rỗi dư thừa. Cách thực hiện như sau:
+ Phát hành những trái phiếu.
+ Tăng lãi suất của tiền gửi.
+ Đồng thời giảm sức ép lên hàng hóa dịch vụ, giá cả,.…
- Ngoài để kiểm soát lạm phát, thi hành chính sách tài chính thắt chặt như sau:
+ Tạm hoãn những khoản chưa chưa cần thiết.
+ Cân đối ngân sách của Nhà nước.
+ Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết.
- Tăng quỹ hàng hóa/sản phẩm tiêu dùng để cân đối số tiền có trong lưu thông:
+ Giảm thuế quan.
+ Khuyến khích việc tự do mậu dịch.
+ Sử dụng những biện pháp hàng hóa từ bên ngoài vào.
Bên cạnh những cách trên, để kiểm soát lạm phát, chúng ta còn có thể đi vay viện trợ của nước ngoài hoặc cải cách tiền tệ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về khái niệm, nguyên nhân, tác động cùng với cách kiểm soát lạm phát của chúng tôi. Hy vọng qua bài viết này bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên theo dõi chuyên trang để cập nhật thêm nhiều bài viết hay khác bạn nhé!
Theo: thebank.vn
4.9/5 (109 votes)