Hộp đen máy bay(flight-recorder) là gì? Cấu tạo chi tiết và tác dụng của hộp đen
12/05/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Hộp đen là một thiết bị điện tử được thiết kế, lắp đặt trong cấu tạo của máy bay. Nhờ có nó đội cứu hộ mới dễ dàng tìm ra được nguyên nhân xảy ra tai nạn.
Đây chính là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của máy bay. Ngay sau đây, hãy cùng khám phá những điều thú vị của hộp đen qua bài viết bên dưới này nhé!
Hộp đen máy bay(flight-recorder) là gì?
Với tên gọi là hộp đen nhưng thực chất thiết bị này được sơn màu da cam. Màu này được sử dụng để đội cứu hộ có thể dễ dàng tìm thấy hơn nếu máy bay gặp nạn.
Hộp đen sẽ được gắn một thiết bị đèn hiệu báo vị trí ở dưới nước và khi rơi xuống nước sẽ tự động phát đi sóng siêu âm
Với nhiệm vụ cao cả của nó, hộp đen luôn được che chắn và bảo vệ rất cẩn thận để có thể không phải chịu tác động qua lại bất cứ sự phá huỷ nào từ vụ nổ máy bay.
Cấu tạo chi tiết của hộp đen
Hộp đen trên máy bay là một thiết bị lưu trữ mọi thông tin quan trọng về dữ liệu của chuyến bay. Nó được sử dụng để chỉ 2 thiết bị có kích thước nhỏ đó là máy ghi âm buồng lái(CVR), máy ghi dữ liệu chuyến bay(FDR), hoạt động liên tục và sử dụng điện từ động cơ của vật chủ.
Cấu tạo chi tiết của hộp đen
Mặt khác, chúng cũng được tích hợp sẵn nguồn nuôi phụ để đảm bảo duy trì hoạt động phát tín hiệu khi tách khỏi máy bay. Hộp đen thường đặt ở phần đuôi máy bay, nhằm giảm thiểu tối đa các tác động nếu máy bay xảy ra sự cố.
Hộp đen máy bay có dạng hình hộp và kích thước khoảng 20cm x 30cm. Nó được sơn màu da cam rất nổi bật, để dễ dàng phát hiện nhất. Ngoài ra, cũng có thể tự phát đi tín hiệu báo vị trí, mặc dù ở dưới nước đội cứu hộ vẫn có thể tìm ra được.
Với tầm quan trọng như vậy, hộp đen được thiết kế rất an toàn, có thể chịu lực tác động lên đến 3.400 lần so với khối lượng
Tác dụng của hộp đen là gì?
Sau mỗi lần xảy ra tai nạn máy bay, hộp đen luôn là thứ được quan tâm nhiều nhất, thậm chí không hề kém cạnh với việc cứu hộ các nạn nhân hay giải quyết hậu quả.
Nếu nhanh chóng tìm được hộp đen, con người sẽ có thể phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Tìm cách khắc phục được những điểm thiếu sót và phòng chống những tai nạn có thể xảy ra sau này nữa.
Quá trình phân tích bản ghi có thể mất khoảng 2 -3 ngày tuỳ vào độ dài của chuyến bay cũng như độ phức tạp trong bảo mật
Được biết, chỉ có khoảng vài quốc gia trên thế giới sở hữu trình độ công nghệ đủ hiện đại để có thể thực hiện việc này là Mỹ, Canada, Australia, Anh và Pháp.
Ngày nay, với trình độ khoa học phát triển tân tiến và mạng truyền thông qua sóng vệ tinh hoàn toàn có thể ghi nhận và lưu trữ dữ liệu của gần như tất cả các chuyến bay trên khắp toàn thế giới. Thực chất, công nghệ này đã được phát triển trên hàng ngàn máy bay cả nước.
Hầu hết, các hãng hàng không vẫn duy trì sử dụng hộp đen là bởi chi phí nâng cấp của nó quá cao. Theo nghiên cứu vào năm 2002, mỗi hãng hàng không Mỹ có thể sẽ phải đầu tư thêm 300 triệu USD mỗi năm để duy trì được mạng lưới truyền tải dữ liệu toàn cầu này.
Trên đây là tất tần tật về khái niệm, cấu tạo chi tiết và tác dụng của hộp đen. Hy vọng rằng bài viết này mang đến cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.
Theo: thapgiainhietliangchi.com
4.9/5 (66 votes)