Hội vật làng Sình: Nét đẹp văn hoá người dân xứ Huế
24/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Hội vật làng Sình là một sự kiện truyền thống đầy màu sắc của người dân cư trú tại Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa - Thiên Huế.
Đây không chỉ là dịp để so tài, mà còn ngày hội của cả làng. Nơi mọi người cùng nhau chia sẻ niềm vui, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Hãy cùng bước vào không khí náo nhiệt của hội vật làng Sình. Tinh thần thượng võ hòa quyện cùng nét đẹp văn hóa lâu đời của miền Trung thân thương.
Đôi nét về Hội vật
Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, khi khí trời se lạnh, sương mù lảng vảng trên các cánh đồng, làng Sình lại tưng bừng rộn ràng với tiếng trống giục giã báo hiệu mùa hội vật đến. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa sự kiện này ra sao?
Hội Vật có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời
Nguồn gốc
Hội vật với lịch sử hơn 200 năm - là một ngày truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa của người dân nơi đây.
Khác biệt với những làng quê khác, hội vật ở làng Sình được tổ chức không phải để tuyển chọn võ sĩ cho triều đình phong kiến mà như một hình thức giải trí sau những ngày Tết, đem lại niềm vui và sự gắn kết cho cộng đồng.
Ngày xưa, làng Sình chỉ là một bãi đất bồi được tạo thành từ ba nhánh sông hội tụ. Nhờ địa thế bằng phẳng và rộng rãi, nơi đây được các chúa Nguyễn sử dụng làm địa điểm luyện tập võ thuật cho quân lính.
Trong những ngày quân triều đình chúa Nguyễn luyện võ. Có một thiếu niên trong làng bị cuốn hút bởi những chiêu thức đấu vật của các võ tướng, nên đã quyết định theo chân họ để học hỏi và tòng quân.
Sau nhiều năm chinh chiến, khi chiến tranh kết thúc, chàng thiếu niên ấy trở về làng, lập gia đình và truyền dạy các kỹ năng đấu vật cho con cháu. Với thời gian, ông trở thành người sáng lập và được tôn vinh làm ông tổ của môn vật.
Mỗi độ xuân về, hội vật trở thành một sân chơi ý nghĩa, là điểm đến hấp dẫn cho du khách, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của làng Sình.
Ý nghĩa
Hội vật làng Sình không chỉ mang ý nghĩa tâm linh truyền thống mà còn một hoạt động vui khỏe, đầy tinh thần thượng võ.
Hội này khuyến khích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin và mưu trí, đặc biệt đối với lớp thanh niên trẻ.
Đồng thời, hội vật còn là cách để lưu giữ và phát huy truyền thống vật võ, một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Việt. Với mong ước cho dân khỏe, làng yên, mùa màng tươi tốt và hạnh phúc lan tỏa khắp nơi.
Tinh thần thượng võ trong hội vật được đề cao, do đó các đô vật không được phép sử dụng những đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng đối thủ.
Điều này không chỉ thể hiện tinh thần thể thao công bằng mà còn tạo ra môi trường rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho các đô vật trong suốt cả năm, chuẩn bị cho dịp đầu xuân tranh tài.
Theo lệ làng, các đô vật không nhất thiết phải là người địa phương, bất kỳ khán giả nào cũng có thể tham gia thi đấu.
Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch, làng còn có phần thưởng riêng cho tất cả các đô vật tham gia hội. Chính sự đơn giản trong điều kiện tham gia này đã thu hút trai tráng từ khắp nơi đổ về làng Sình mỗi khi ngày truyền thống được tổ chức.
Thời gian, địa điểm tổ chức
Thời gian, địa điểm tổ chức
Hằng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, người dân xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế lại náo nức tổ chức hội vật làng Sình.
Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống đã được duy trì và phát huy suốt mấy trăm năm từ thời chúa Nguyễn.
Hội vật được tổ chức tại Lại Ân, còn gọi làng Sình, một trong những ngôi làng cổ hình thành từ rất sớm ở Đàng Trong.
Làng nằm ven sông Hương, tại hạ lưu ngã ba Sình, nay thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây là địa điểm cuối cùng ở phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, làm nên sức hút đặc biệt cho Hội vật làng Sình mỗi dịp đầu xuân.
Những điểm thú vị trong hội vật
Hội vật được tổ chức tại làng Sình có nhiều điểm thú vị, tạo nên nét đặc sắc riêng của ngày truyền thống này:
Các đô vật không nhất thiết phải là người dân địa phương
Đặc điểm |
Nội dung chi tiết |
✅Tinh thần thượng võ |
Đề cao tinh thần thượng võ, nơi các đô vật thi đấu với nhau không chỉ để giành chiến thắng mà còn để thể hiện sự tôn trọng đối thủ. |
✅Sự tham gia rộng rãi |
Khác với nhiều sự kiện khác, bất kỳ ai, không phân biệt địa phương, đều có thể tham gia thi đấu tại Hội vật. |
✅Truyền thống lâu đời |
Đã có lịch sử hơn 200 năm, bắt nguồn từ thời chúa Nguyễn. |
✅Yếu tố tâm linh và cầu may |
Đây không chỉ là dịp để thi đấu võ thuật mà còn mang yếu tố tâm linh. |
✅Không khí lễ hội |
Diễn ra trong không khí tưng bừng của những ngày đầu xuân, với tiếng trống, cờ hoa rực rỡ, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng. |
✅Phần thưởng khích lệ |
Ngoài giải thưởng dành cho người chiến thắng, hội vật còn có phần thưởng cho tất cả những người tham gia. |
✅Địa điểm tổ chức độc đáo |
Một địa điểm có lịch sử và cảnh quan đẹp, tạo nên một khung cảnh hài hòa giữa thiên nhiên và lễ hội. |
Những điểm thú vị này không chỉ làm nên sức hút mà còn góp phần bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống của người Việt.
Tóm lại, Hội vật làng Sình không chỉ một sự kiện văn hóa truyền thống mà còn là biểu tượng của tinh thần thượng võ, đoàn kết và lòng tự hào dân tộc.
Theo Mia.vn
4.9/5 (6 votes)