Hàng giả là gì? Bị xử lý thế nào nếu bán hàng giả?
17/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hành vi bán hàng giả có vi phạm pháp luật không và bị xử phạt hành chính thế nào? Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Để có được đáp án, hãy cùng chuyên trang tìm hiểu thông qua những kinh nghiệm được tổng hợp dưới đây bạn nhé!
Hàng giả là gì?
Hàng giả được phân thành các loại như:
- Hàng giả về công dụng/giá trị sử dụng: Là loại hàng hóa có công dụng/giá trị sử dụng không đúng với tên gọi, nguồn gốc bản chất tự nhiên, giá trị sử dụng đã công bố hoặc đăng ký trước đó.
Hàng giả được phân thành nhiều loại như: Hàng giả về công dụng/giá trị sử dụng, dược liệu, thuốc giả,...
- Dược liệu, thuốc giả theo quy định tại Khoản 33 và Khoản 34 Điều 2, Luật Dược năm 2016.
- Hàng hóa giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa: Là loại hàng hóa có nhãn hoặc bao bì viết chỉ dẫn giả mạo về tên, địa chỉ, cá nhân sản xuất hoặc phân phối, nhập khẩu hàng hóa, số đăng ký lưu hành,...
- Hàng hóa có tem, nhãn mác, bao bì,... giả.
Bị xử lý thế nào nếu bán hàng giả?
Hành vi buôn bán hàng giả có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm, cụ thể:
Người bán sẽ bị phạt từ 1 – 7 triệu đồng trong trường hợp buôn bán hàng giả về công dụng/giá trị sử dụng
Mức xử phạt hành chính
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định, có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu buôn bán hàng giả về công dụng/giá trị sử dụng hoặc hàng giả mạo về nhãn mác, bao bì hàng hóa.
Trong trường hợp buôn bán hàng giả về công dụng/giá trị sử dụng, người bán sẽ bị phạt hành chính với số tiền từ 1 – 7 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị số hàng giả bị phát hiện tương ứng với hàng thật.
Trong trường hợp còn lại, người bán sẽ bị phạt hành chính từ 1 – 50 triệu đồng tùy theo giá trị của lô hàng giả tương ứng với hàng thật.
Đồng thời, người bán cũng bị tịch thu số hàng giả và nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị tước chứng chỉ, giấy phép hành nghề.
Trong trường hợp tổ chức vi phạm sẽ áp dụng mức phạt gấp 2 lần mức phạt tiền được quy định đối với cá nhân.
Những trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự
Những trường hợp bán hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:
- Số lượng của hàng hóa giả tương đương với hàng thật hoặc có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá trên 30 triệu đồng.
- Số lượng hàng giả tương đương với hàng thật hoặc có cùng tính năng công dụng, kỹ thuật trị giá dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi như: sản xuất, buôn bán hàng giả, đã bị kết án về tội này, dù chưa được xóa án tích nhưng lại vi phạm.
- Gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.
- Thu lợi bất chính với số tiền từ 50 triệu trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên.
Bên cạnh đó, đối với tội buôn bán hàng giả, khung hình phạt sẽ là phạt tù từ 1 – 5 năm hoặc phạt tiền từ 100 triệu - 1 tỷ đồng. Đối với khung hình phạt tăng nặng khác sẽ là 15 năm tù.
Theo Lawkey.vn
4.8/5 (106 votes)