CIF là gì? Tầm quan trọng của CIF trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
30/11/2021 Đăng bởi: Hà Thu
CIF được biết đến là một trong những điều kiện giao hàng cực kỳ quan trọng và nắm vai trò chủ chốt trong lĩnh vực giao thương xuất nhập khẩu.
Vậy định nghĩa của CIF là gì? Tầm quan trọng của CIF trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như thế nào? Mời bạn cùng chuyên trang tìm hiểu về chủ đề này trong nội dung bài viết ngay sau đây!
CIF là gì? Áp dụng cho phương thức vận chuyển nào?
CIF là tập hợp bộ quy tắc thương mại quốc tế với các điều khoản quy định về trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng ngoại thương.
CFI chỉ được dùng trong vận tải đường thủy
CIF là một trong các qui định của điều khoản nên chỉ được phép áp dụng phương thức vận tải biển và đường thuỷ nội địa.
Quy định về chuyển giao rủi ro trong CIF
Chuyển giao rủi ro là điều tạo nên sự khác biệt giữa các điều khoản này. Người bán sẽ phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người mua. Như vậy, bên được bảo hiểm chính là người mua.
Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm cho bên mua hàng
Trong trường hợp có tổn thất ngoài ý muốn xảy ra trên đường vận chuyển, người mua sẽ là bên đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường.
Nói cách khác, với quy định của CIF thì người bán phải trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.
8+ Trách nhiệm giữa bên mua và bán trong quy trình CIF
Sau đây mời bạn cùng chuyên trang tìm hiểu bảng chi tiết dưới đây để biết trách nhiệm của người bán và người mua trong quy trình CIF.
Người bán và người mua đều có trách nhiệm trong hợp đồng CIF
Tiêu chí |
Bên bán |
Bên mua |
Cung cấp hàng hóa |
Giao hàng, cung cấp các chứng từ quan trọng kèm theo. |
Thanh toán tiền mua hàng theo quy định trong hợp đồng. |
Thủ tục và giấy phép |
Cung cấp đủ các giấy phép xuất khẩu. |
Cung cấp giấy tờ nhập khẩu lô hàng. |
Hợp đồng bảo hiểm |
Mua bảo hiểm cho lô hàng. |
Không cần ký hợp đồng bảo hiểm lô hàng. |
Cách nhận hàng và giao hàng |
Giao hàng tại cảng đã chỉ định. |
Nhận hàng ở cảng đã chỉ định. |
Chuyển giao sự rủi ro |
Khi hàng hóa được vận chuyển lên tàu của đối tác. |
Chịu hoàn toàn sự rủi ro sau khi hàng hóa lên tàu. |
Cước phí vận chuyển |
Chi trả toàn bộ các chi phí. |
Các chi phí phát sinh khác. |
Giấy tờ giao hàng |
Giao các chứng từ gốc khi hàng đã lên tàu. |
Nhận đầy đủ các chứng từ dưới hình thức phù hợp nhất. |
Kiểm tra lô hàng |
Thông báo tình trạng hàng hóa khi được giao đi. |
Báo cáo tình trạng hàng khi đến cảng. |
Khi nào nên áp dụng CIF, FOB cho doanh nghiệp
Đây chắc có lẽ là câu hỏi mà các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi cái đều mang lại lợi nhuận khác nhau. Cụ thể:
- Doanh nghiệp nên mua CIF là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trách nhiệm của người mua sẽ phải cao hơn người bán. Tuy nhiên, chi phí mà họ phải trả sẽ ít hơn người bán.
- Doanh nghiệp nên mua FOB là các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm dày dặn trong thương mại thị trường quốc tế. Người mua có đại lý giao và nhận tại cảng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về CIF và tầm quan trọng của CIF trong xuất nhập khẩu. Mong rằng quý độc giả sẽ yêu thích và theo dõi những sản phẩm tiếp theo của chuyên trang chúng tôi!
Theo: truongphatlogistics.com
4.9/5 (92 votes)